CL - JDP (Journal Donation Project) (112)

BROWSE BY
Đây là bộ sưu tập gồm những bài dịch từ các tạp chí ngoại văn chuyên ngành: Nhân học, Xã hội học, Kiến trúc và quy hoạch đô thị, Nghệ thuật đương đại, Môi trường,…được dịch từ các chuyên gia thuộc tổ chức JDP (Journal Donation Project) tại Việt Nam. Tài liệu trong bộ sưu tập được tham khảo tại website: http://www.newschool.edu/cps/subpage.aspx?id=53035

Item 1 - 20 [/112]

  • Authors: Fuhr, Harald; Lederer, Markus; Trần, Chí Trung; Lê, Đức Minh (2009)

    Các hệ thống quản trị các bon mới thiết lập gần đây ở các quốc gia Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ rất khác nhau. Sự khác nhau chủ yếu do quản trị các bon thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM). Tác động về chính sách và thể chế được trông đợi là giống nhau ở các nền kinh tế mới nổi áp dụng cơ chế CDM vì công cụ thị trường chủ yếu do các công ty phương Tây khởi xướng và do Ban điều hành quốc tế CDM quản lý. Tuy nhiên, qua phân tích các bên liên quan chính, sự tương tác giữa các bên, phản hồi về mặt thể chế và hiệu quả của CDM ở các thị trường CDM ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy có sự khác biệt lớn liên quan đến sở hữu của các cơ quan nhà nước. Sự khác biệt giữa các hệ thống quản tr...
  • Authors: E. Sajor, Edsel; Nguyễn, Minh Thu (2009)

    Bản báo cáo tập trung vào những vấn đề về công tác tổ chức liên quan đến tài nguyên nước, thách thức và cơ hội để phát triển khả năng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh luật pháp chính sách, mục tiêu phát triển hiện tại và quá trình cải cách đổi mới, lấy sông Sài Gòn làm ví dụ. Nghiên cứu trên 3 vấn đề hạn chế nghiêm trọng nhất để có thể quản lý tổng hợp nguồn nước (IWRM): (a) bộ máy quan liêu rời rạc, (b) hệ thống quản lý từ trên xuống gây ra những tác động tiêu cực đến sự tham gia của nhà đầu tư, và (c) quyền lực tập trung. Chúng tôi cũng nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dẫn đến quản lý môi trường n...
  • Authors: Bauer, Steffen; C. Stringer, Lindsay (2009)

    Sa mạc hóa là vấn đè được quan tâm trong cả khoa học môi trường và sự phát triển. Trong bài báo này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa vấn đề khoa học và chính sách trong các công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), và cơ quan trợ giúp - Ủy ban khoa học và công nghệ. Chúng tôi cho rằng những tác động còn hạn chế của UNCCD trong việc chống lại quá trình sa mạc hóa có thể do nhiều tác nhân khác nhau, trong đó một phần quan trọng là không có sự tương tích giữa vấn đề chính trị và các khoa học. Trên thực tế, một bộ phận lớn các ý kiến khoa học quốc tế có thể giúp thúc đẩy việc thực thi những quy định của công ước trên thục tiễn; nhưng những hạn chế về thể chế và cơ ...
  • Authors: F. Montefrio, Marvin Joseph; A. Sonnenfeld, David (2011)

    Là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng pháp chế về nhiên liệu sinh học, Cộng hòa Philipin được xem là hình mẫu về việc thực thi pháp chế này trong khu vực. Bài báo này sử dụng trường hợp Philipin để giải thích sự cạnh tranh giữa các liên minh trên phương diện chính sách diễn ra thế nào trong việc hình thành và thay đổi chính sách nhiên liệu sinh học. Phân tích về nội dung các bài báo và các tài liệu của Chính phủ được công bố từ 2002 đến 2009 cho thấy có bốn liên minh chính: Những người đề xướng nhiên liệu sinh học, Khả năng kỹ thuật, An ninh lương thực, và Bảo tồn rừng. Đồng thời những liên minh này tạo nên sự khác biệt về mặt chính trị trong các văn bản về nhiên liệu sinh học ở ...
  • Authors: Clémençon, Raymond (2009)

    Năm 2008 đã trở thành một năm với những thay đổi sâu sắc. Nó đi vào lịch sử như một năm mà hệ thống tài chính quốc tế lao dốc, và chỉ khi những gói cứu trợ lớn được bơm vào mới có thể ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế tổng thể. Một lý do mang tính lịch sử khác đó là cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ (Tổng thống Barak Obama). Không những đây là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ mà đây còn là sự kiện tạo hy vọng cho người dân trên toàn thế giới, những người tin rằng những vấn đề rối ren toàn cầu hiện nay chỉ có thể giải quyết được bằng con đường đa phương và liên quan đến tất cả các chính đảng. Sau 8 năm thực hiện chính sách đơn phương đối ngoại, Hoa Kỳ đã lờ đi một cách có hệ thống...
  • Authors: Clark, Garth (2008)

    Thủ công vẫn là một lĩnh vực thú vị và chưa được khai phá, nó liên quan tới đạo đức, chính trị, thực tiễn và mỹ học theo những cách khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là nghệ thuật. Và có những bằng chứng cho những mối quan tâm về lý thuyết và lịch sử của thủ công đang tăng dần lên. Glenn Adámon là một trong người hiệu đính sáng lập ra một tạp chí mới về mỹ học và lịch sử của thủ công, Tạp chí Thủ công Hiện đại (Journal of Modern Craft) (Berg), được xuất bản lần đầu vào tháng Ba. Một cuốn sách giáo khoa về lịch sử thủ công hiện đại đang được viết, và PBS đã giới thiệu Thủ công ở Hoa Kỳ. Một trong những lý do của việc ít người viết về thủ công là kể từ Thế chiến thứ II, lý thuyết thủ...
  • Authors: D. Katz, Jonathan (2008)

    Tựa đề cuộc triển lãm bằng tiếng Anh sử dụng lối chơi chữ một cách nhẹ nhàng “Be-Bomb: The Transatlatic War of Images and all that Jazz” (“Be-Bomb”: Cuộc chiến xuyên Đại Tây Dương của các hình ảnh và những thứ tương tự”) tương phản mạnh mẽ tựa đề của triển lãm này bằng tiếng Tây Ba Nha có nghĩa là “Under the Bomb” (Dưới làn bom). Tôi thấy tựa đề sau phù hợp hơn, ít ra là vì cách thức nó phản đối đường lối chính trị Chiến tranh lạnh được đưa thành khẩu hiệu “duck and cover” nhằm ngụy trang cho một thực tế sâu sắc hơn, đáng sợ hơn, kinh tế chính trị hơn, mà chúng ta không muốn nhắc tới.(1) Quy mô triển lãm là rất lớn: 200 bức tranh, 108 bức ảnh, 95 bức vẽ trên giấy, 50 phim và ...
  • Authors: Carrier, David; Vũ, Kim Thư (2007)

    Gần đây, khi đọc bài viết rất chi tiết tỉ mỉ có tên Tầm nhìn đơn độc: Chủ nghĩa hiện đại và tính quan liêu trong cảm giác của Clement Greenberg do Caroline Jones viết và một bài viết tiểu sử khác với phong cách viết bộc trực của Alice Marquis có tên Sa Hoàng của nghệ thuật : Sự phát triển và thoái trào của Clement Greenberg (cả hai bài viết đều đuợc viết năm 2006), tôi băn khoăn tự hỏi tại sao vẫn có nhiều sự ngưỡng mộ đối với Clement Greenberg. Cách đây gần 30 năm khi tôi mới bắt đầu viết lý luận phê bình, biên tập viên Joe Masheck của tạp chí Artforum đã nói với tôi rằng cách nghĩ bộc trực thẳng thắn của Greenberg không còn được sùng bái nữa. Mặc dầu giới phê bình mỹ thuật đã vượt q...
  • Authors: Tô, Nguyên Hồ; Vũ, Kim Thư (2007)

    Cuộc bán đấu giá mùa thu tại Bắc Kinh năm 2002, mang đến một tác phẩm thơ chữ nho của học giả thời Tống là Mễ Phúc (1051-1107) với 39 chữ kèm theo một bức tranh vẽ tảng đá Yến Sơn với giá trị lên tới 3,5 triệu đôla. Nó làm phấn khích toàn bộ giới hâm mộ nghệ thuật Châu Á. Bản chữ nho này ca ngợi vẻ đẹp của Yến Sơn, một tảng đá mực có hình quả núi. Bỗng nhiên, từ đây nổi lên sự hâm mộ và tranh cãi quanh chuyện đá Yến Sơn có tự bao giờ. Trong cuốn sách của tôi có tên Những hòn đá của các học giả trong thời kỳ cổ đại Trung Hoa, Catalogue đá Suyuan (của tác giả Tô Nguyên Hồ, được xuât bản của nhà XB Weatherhill, Bắc Mỹ và Hãng Thông Tấn Hoa Lan, Bangkok, Thailand năm 2002). Tỗi đã đề cập...
  • Authors: Vũ, Kim Thư; Kalina, Richard (2007)

    Ai vẽ tranh giống phong cách mình thế nhỉ” - Rover Thomas, một trong những hoạ sỹ thổ dân lớn nhất Australia đã thốt lên như vậy vào năm 1990 khi ông lần đầu tiên đối diện trước bức tranh # 20 vẽ năm 1957 của Mark Rothko trưng bày tại Gallery quốc gia Australia. Câu hỏi này gợi mở một sự nhìn nhận đối ngược lại với cách nhìn mà người Châu Âu vẫn dành cho nghệ thuật thổ dân. Thomas, một hoạ sỹ từ vùng sa mạc phương Tây chuyên vẽ những hình mảng đặc , sử dụng một cách đơn giản các màu đắt dạng bột tự nhiên. Giấc mơ riêng”, một cuộc triển lãm tuyệt vời có tầm cỡ lớn bao gồm 33 hoạ sỹ thổ dân nữ, tại bảo tàng Hood thuộc trường đại học Quốc Gia tại bang New Hamphire ( c...
  • Authors: Vũ, Kim Thư (2009)

    “ Tropicalia” một cuộc cách mạng trong nền văn hóa Braxin” do Carlos Balsualdo làm giám tuyển, được tổ chức hợp tác với Bảo tàng nghệ thuật đương đại Chicago; Bảo tàng nghệ thuật Bronx, Newyork; và tại GabineteCulturra, Sao Paulo. Cuộc triển lãm bắt đầu từ Chicago ( 22 tháng 10, 2005 đến 8 tháng 1 năm 2006) và được đưa đến triển lãm tiếp theo tại Gallery Barbican, London ( 15 tháng 2 đến 21 tháng 5 năm 2006), và tại Trung tâm văn hóa Belem, Lisbon ( tháng 7 – tháng 9 năm 2006), trước khi kết thúc tại Bảo tàng Bronx ( 14 tháng 10 năm 2006 đến 28 tháng 1 năm 2007).
  • Authors: Đức Luân [Người dịch]; Meadow, Tey (2010-12)

    Giới có lẽ là cách thức rộng khắp, cơ bản và được chấp nhận phổ biến nhất để chia tách và phân loại xã hội loài người. Nhưng trong những năm gần đây, tòa án Mỹ và các cơ quan hành chính tiểu bang đã phải đối mặt với một thách thức ngày một gia tăng tứ các cá nhân muốn giới tính của họ được tái phân loại. Những người chuyển giới gây ra một sự khủng hoảng phân loại sâu sắc đối với các thiết chế xã hội được xây dựng trên ý tưởng cho rằng giới tính sinh học vừa không thể biến đối được vừa có tính phân đôi. Suốt bốn thập kỉ qua, vấn đề trung tâm được chuyển từ làm thế nào để đưa các cá nhân đặc biệt vào các loại sang vấn đề tính thẩm thấu của chính các phân loại giới tính. Phân tích này về...
  • Authors: Dũng Hà [Người dịch]; Chaeyoon, Lim; Putnam, Robert D. (2010-12)

    Mặc dù người ta đã chứng minh bằng số liệu về sự liên kết chặt chẽ giữa tín ngưỡng và trạng thái hạnh phúc (well-being) với cuộc sống, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận mang tính lý thuyết và kinh nghiệm xoay quanh câu hỏi tín ngưỡng thực sự quyết định sự hài lòng với cuộc sống (HLS) như thế nào. Sử dụng bộ số liệu (dataset) lịch đại (panel) mới, nghiên cứu này đưa ra những bằng chứng thuyết phục về những cơ chế xã hội và tham gia hình thành nên tác động của tôn giáo đối với HLS. Các phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng, những người có tôn giáo HLS của họ hơn, bởi vì họ thường xuyên tham gia các hoạt động tôn giáo và xây dựng các mạng lưới xã hội trong giáo đoàn của mình. Tuy nhiên, ảnh h...
  • Authors: Mai, Huy Bích [Người dịch]; Sang-Jin, Han; Young-Hee, Shim (2010)

    Mục đích của bài viết này là đánh giá một cách phê phán việc khái niệm hiên đại thứ hai và hiện đại hóa phản ánh, do Beck và Grande đề xuất, phù hợp ở mức độ nào cho Đông Á. Các khái niệm như động lực, các chiều cạnh cấu trúc chủ quan đối diện với các chiều cạnh quyết định-văn hóa, các khía cạnh cấp tiến và thiếu hụt của hiện đại, các nhân tố hút và đẩy, được sử dụng để làm rõ những điều kiện cơ bản của sự chuyển thể lịch sử này. Sử dụng các khái niệm này, bài viết đưa ra các khẳng định sau đây: 1) Hiện đại thứ hai và hiện đại hóa phản ánh, như một xu hướng toàn cầu, tác động tới Đông Á cũng sâu sắc như đối với phương Tây, đặc biệt, khi chúng ta nhận thấy điều này trong sự chuyển thể ...
  • Authors: Abell, Peter; Kỳ Lân [Người dịch] (2009)

    Tôi sẽ giả sử là mục đích cuối cùng của khoa học xã hội là đưa ra các giải thích nhân quả cho các lớp sự kiện có thể quan sát được, mà chúng ít nhất được tạo ra một phần bởi các tác động/ hành động cá nhân hoặc tập thể. Những sự kiện này, cho dù là có thể quan sát, song chúng lại thường được mô tả một cách lý thuyết. Thực tế thì thường do tìm kiếm những mô tả thích hợp mà các quan hệ nhân quả rốt cuộc có thể được xác định. Tôi thì cho rằng, sự viện dẫn thuyết nhân quả không nhằm vào tất cả mọi người; một số thì cho rằng, toàn bội từ vựng của thuyết nhân quả gợi nhớ sự quyết định, mà chúng không ăn nhập lắm với các quan điểm về tác động của con người, về tự quyết định và về “khát vọng...