Search

Current filters:

Search Results

  • <<
  • 1
  • >>
Item hits:
  • Article


  • Authors: Ranjan, Priyantha; Kazama, So; Sawamoto, Masaki (2010)

  • Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước ngầm bị xâm nhập mặn các trong tầng chứa nước ngầm ven biển. Đánh giá của chúng tôi được dựa trên mô hình khí hậu Hadley Centre, HadCM3, với kịch bản phát thải cao và thấp (SRES A2 và B2) cho giai đoạn năm 2000- 2099. Trong cả hai kịch bản, các nguồn tài nguyên nước ngầm bị thiệt hại hàng năm cho thấy xu hướng ngày càng tăng sự thiếu hụt nước ở tất cả các vùng nghiên cứu, ngoại trừ khu vực phía bắc châu Phi/Sahara. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, đơn thuần lượng mưa và nhiệt độ không thể hiện mối tương quan cao với sự giảm sút nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chỉ số khô hạn và mất nước ngầm lại có mối tương quan nghịch chặt chẽ. Chúng tôi cũng thảo luận về tác động của sự giảm sút tài nguyê...

  • Article


  • Authors: Võ, Thị Thu[Nguời dịch]; Lê, Đức Minh[Người dịch]; Parry, Martin (2010)

  • Dựa trên nghiên cứu trước đây, những ước tính định lượng về tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) lên sản xuất lương thực toàn cầu được thực hiện dựa trên thử nghiệm kịch bản khí nhà kính trong trường hợp tổng thể HadCM2 và gần đây là HadCM3 của Trung tâm Hadley tại Anh Quốc (Hulme và cộng sự, 1999). Những hậu quả tác động lên giá lượng thực toàn cầu và và số lượng người có nguy cơ bị đói do tổ chức nông lương thế giới (FAO, 1988) đưa ra cũng được tính tới. BĐKH được dự đoán sẽ làm tăng sản lượng cây trồng ở các vùng vĩ độ cao và trung bình và giảm ở các vùng vĩ độ thấp hơn. Sự thay đổi này ngày càng trở nên rõ ràng. Hệ thống cung cấp lương thực có thể đáp ứng được những thay đổi theo vùng ở mức độ toàn cầu, với năng suất lương thực, giá cả và nguy cơ bị đói gần như không bị tác động...

  • Article


  • Authors: Satterthwaite, David (2011)

  • Bài viết này dựa trên chương trình hợp tác về Khả năng và rào cản trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có liên quan đến nhiều cá nhân và tổ chức. Cụ thể, bài báo có sự đóng góp và hợp tác của các tác giả như Saleemul Huq and HaReid (nhóm BĐKH của IIED), Mark Pelling (Kings College, Đại học London), Aromar Revi (TARU) and Patricia Lankao Romero (Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia, Mỹ). Nội dung của bài báo cũng dựa trên một số nghiên cứu của Debra Roberts (trường hợp nghiên cứu Chiến lược thích nghi của Durban), Jorgelina Hardoy và Gustavo Pandiella (Argentina), Cynthia B. Awuor, Victor A. Orindi và Andrew Adwerah (Mombasa), Mozaharul Alam (Bangladesh/Dhaka), Sheridan Bartlett (nghiên cứu về tác động của BĐK...

  • Article


  • Authors: Hallegatte, Stephane (2009-05)

  • Đã đến lúc các quyết định liên quan đến dự án đầu tư dài hạn cần phải tính đến biến đổi khí hậu. Nhưng điều đó là không dễ dàng bởi ít nhất hai nguyên nhân. Thứ nhất, do tốc độ biến đổi khí hậu nhanh nên cơ sở hạ tầng mới xây dựng sẽ phải có khả năng đương đầu với phổ rộng hơn các điệu kiện khí hậu, và điều này sẽ làm cho việc thiết kế khó khăn hơn và chi phí xây dựng cũng tốn kém hơn. Thứ hai, do sự bất thường của khí hậu trong tương lai cho nên không thể trực tiếp sử dụng đầu ra của một mô hình khí hậu đơn lẻ như là cơ sở cho việc thiết kế cơ sở hạ tầng, và cũng không thể trông đợi sẽ có ngay những thông tin khí hậu cần thiết. Thay vì tối ưu hóa dựa trên các điều kiện khí hậu dự báo của các mô hình, cơ sở hạ tầng trong tương lai cần được xây dựng vững chãi hơn để đối mặt với những...

  • Article


  • Authors: Smith, Joel B (1997)

  • Abstract: Những nỗ lực kiểm soát phát thải khí nhà kính có lẽ sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ về biến đổi khí hậu. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần xác định được những giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Sự khó lường về thời gian, hướng biến đổi, mức độ của biến đổi khí hậu khu vực đang làm chậm lại việc đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời trước khi biến đổi khí hậu xảy ra. Vấn đề này có thể sẽ dẫn đến những kết quả không mong muốn một khi tác động của biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược, hoặc các nguồn tài nguyên dài hạn bị ảnh hưởng, hoặc xu hướng biến đổi hiện tại làm cho sự thích trở nên kém hơn trong tương lai. Trong bối cảnh này, việc thay đổi về chính sách dự phòng trước những biến đổi của khí hậu là hợp lý. Những biện pháp ứng phó vớ...

  • Article


  • Authors: Lưu, Đức Cường [Người dịch] (2010)

  • Gia tăng dân số cùng với sự đa dạng của các hoạt động kinh tế tại các thành phố trên thế giới đang gây ra các ảnh hưởng ngày một nhiều hơn tới môi trường địa phương và môi trường toàn cầu. Tác động trở lại của biến đổi môi trường đã và đang ảnh hưởng tới toàn bộ các bộ phận của thành phố và những khu vực lân cận. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu còn tác động tới kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tính cạnh tranh của các thành phố trong một vùng, một quốc gia và trên pham vi quốc tế có thể thay đổi vì những thông số môi trường đều ảnh hưởng đến hoạt động của thành phố và những tác động rộng hơn mang tính toàn cầu như quá trình sản xuất, tiêu thụ, trao đổi vật chất, năng lượng cũng như tác động tới con người. Thành phố là trung tâm của hoạt độ...