Search

Current filters:

Search Results

Item hits:
  • Thesis


  • Authors: Trần, Thanh Hà. (2014)

  • Bản sắc dân tộc trong âm nhạc truyền thống người Việt gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc. Âm nhạc truyền thống người Việt chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và thay đổi theo lịch sử. Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm piano của các tác giả Việt Nam như một hệ thống bao gồm các thành tố có quan hệ hữu cơ: (1) hình thái tác phẩm; (2) cấu trúc âm nhạc tác phẩm; và (2) kỹ thuật diễn tấu nhạc khí. Đặc điểm ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến cách thức xây dựng và cảm nhận âm nhạc của người Việt. Phương pháp nghiên cứu vận dụng trong luận án bao gồm phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp thống kê và phương pháp quan sát tham dự - phỏng vấn sâu. Luận án khảo sát hai trăm tác phẩm piano của 48 tác giả Việt Nam, có đối chiếu với một số tác phẩm pi...

  • Thesis


  • Authors: Mã, Thanh Cao.;  Advisor: Trang Phượng; Trịnh, Dũng (2015)

  • Là một thành tố văn hóa, hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong chiến tranh, dù hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng các họa sĩ kháng chiến sống ở vùng Giải phóng cũng như các họa sĩ ở vùng Tạm chiếm với trung tâm Sài Gòn đều say mê sáng tác và đã tạo nên một nền hội họa mang đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 được thể hiện qua nội dung và hình thức tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu vận dụng trong luận án bao gồm phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thực nghiệm và phỏng vấn sâu. Luận án khảo sát hàng ngàn tác phẩm hội họa của hơn 100 tác giả, có đối chiếu với một số tác phẩm hội họa Việt Nam ...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Hải Phượng.;  Advisor: Trần, Thế Bảo (2013)

  • Luận án nghiên cứu nghi thức diễn xướng Bóng rỗi và chặp Địa nàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam Bộ. Luận án đi sâu tìm hiểu, khảo sát, phân tích quy trình nghi lễ diễn xướng, bao gồm cả lễ vật, đạo cụ, chủ thể thực hiện, phương thức diễn xướng,v.v.., so sánh chúng với những nghi thức diễn xướng tương tự hoặc có liên quan, nhằm lý giải nguyên nhân và quá trình hình thành cũng như tìm hiểu những đặc điểm của chúng dưới góc độ văn hóa học. Qua đấy, luận án cố gắng nhận biết những quan niệm của người dân Nam Bộ về thế giới quan và cuộc sống xã hội, đồng thời khắc họa rõ nét đặc trưng văn hóa vùng miền ẩn chứa trong hình thức và nội dung Bóng rỗi và chặp Địa nàng.

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Thủy.;  Advisor: Lý, Tùng Hiếu.; Đinh, Thị Dung. (2018)

  • Nghiên cứu địa danh từ góc nhìn văn hóa học là một hướng nghiên cứu mới mang tính liên ngành. Bởi địa danh vốn dĩ là đối tượng nghiên cứu truyền thống của ngôn ngữ học và một số ngành khoa học khác như địa lý, lịch sử, dân tộc học… Văn hóa học sẽ kế thừa, đan cài và “vượt gộp” phương pháp tư duy hệ thống và tiếp cận liên ngành để nghiên cứu mối tương quan giữa văn hoá với địa danh và những nội dung văn hoá được tàng trữ trong tập hợp địa danh ở NTBT. Luận án chọn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu phổ dụng trong khoa học xã hội và nhân văn gồm: Phương pháp khảo sát điền dã, phương pháp thống kê phân loại, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Song song đó, luận án sử dụng...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Tuyết Ngân.;  Advisor: Trần, Hữu Tá (2017)

  • Theo hướng tiếp cận liên ngành, vận dụng các phương pháp quan sát thực tế, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp thống kê, dưới một điểm nhìn thống nhất là văn hóa học, luận án không chỉ xác định các phi giá trị mà còn đi tìm các giá trị của giả dối: giá trị giúp giải thích lý do tồn tại của giả dối và phi giá trị để xác định cách thức con người đối phó với giả dối. Dưới góc độ hành động, giả dối được xem xét theo ba bình diện nhận thức, tổ chức và ứng xử. Từ bình diện nhận thức, luận án làm rõ làm rõ định nghĩa giả dối và các đặc trưng của nó. Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm về các khái niệm “văn hóa”, “giá trị”, “sự thật”, luận án đưa ra cách phân biệt “nửa sự thật” với “giả dối”: Nửa sự thật là sản phẩm của hạn chế về nhận thức và di...

  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Phước Hiền.;  Advisor: Phan, Thị Thu Hiền (2017)

  • Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng, với các nghi lễ, lễ hội của đồng bào thể hiện niềm tin, sức sống, thế giới tinh thần và là bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Tây Nguyên. Trong những thập niên gần đây, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp, mất dần bản sắc. Một số kết quả nghiên cứu ít nhiều đề cập hoặc phần nào liên quan tới công tác bảo tồn không gian văn hóa này hầu như đều chưa đạt được tính nhất quán trong một cái nhìn tổng quan, dù những nghiên cứu trên là cơ sở dữ liệu vô cùng quý giá. Luận án này nghiên cứu vấn đề không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ góc nhìn văn hóa học, chủ động liên kết các cách tiếp cận, các hướng nghiên cứu và sử dụng tối đa thành quả nghiên cứu của người đi trước để phác họa...

  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Ngọc Điệp.;  Advisor: Phan, Thị Thu Hiền; Phú, Văn Hẳn (2014)

  • Theo hướng tiếp cận địa văn hóa, sử văn hóa; vận dụng các lý thuyết văn hóa học và các phương pháp hệ thống, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu văn bản; dựa trên tư liệu khảo sát chính là kinh Qur’an, Ngàn lẻ một đêm và một số tác phẩm văn học hiện đại; luận án của chúng tôi khái quát để phân tích, lý giải vấn đề địa vị, vai trò người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả rập, theo tiến trình lịch sử; làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt qua so sánh với văn hóa Phật giáo và Ki tô giáo. Trong Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án trước hết xác lập khung lý thuyết nghiên cứu văn hóa giới trong quan hệ với văn hóa tôn giáo và nêu lên giả thuyết nghiên cứu cho vấn đề người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo. Vấn đề người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả r...