Search

Current filters:

Search Results

Item hits:
  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Nguyễn, Thị Thanh Mai;  Advisor: Trần, Hồng Liên (2019)

  • Trong những năm gần đây, làn sóng Phật giáo mới từ Đài Loan du nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, các Tăng Ni Việt Nam cũng qua Đài Loan giảng ngày một đông, thế nhưng việc tìm hiểu về cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan, nữ giới (cô dâu), lao động, du học sinh,nam giới (định cư). Họ sinh sống tại Đài Loan theo Phật giáo trước và sau khi đến với Phật giáo suy nghĩ và hành động của họ đã thay đổi hướng tốt. Luận án phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa vật chất và tinh thần người Việt Nam qua việc phỏng vấn sâu: cá nhân, nhóm, tổng cộng 1.218 người Việt Nam hướng đến đạo Phật tại Đài Loan, cụ thể là về đạo đức, lối sống, an sinh xã hội... có thể thấy dấu ấn văn hóa Phật giáo Đài Loan ảnh hưởng tới người Việt Nam rõ nét. Kết quả nghiên cứu sẽ góp ph...

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Nguyễn, Văn Thoàn.;  Advisor: Trần, Hồng Liên. (2019)

  • Người dân Việt dù sinh sống ở đâu cũng có nhu cầu gửi gắm tâm linh với các vị thần linh bản địa, tín ngưỡng của mình. Với đức tin tâm linh của mình, cộng đồng người Việt đã cùng nhau xây dựng nên những ngôi chùa Việt ở Lào, đánh dấu sự có mặt của Phật giáo Bắc tông Việt Nam ở Lào, nơi Phật giáo Nam tông là quốc giáo. Trong quá trình tồn tại ở Lào, Phật giáo của người Việt đã tạo nên đặc trưng riêng trên cơ sở kế thừa bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam và giao lưu văn hóa với Phật giáo Nam tông Lào. Có thể nói, từ buổi đầu du nhập, Phật giáo Bắc tông là chỗ dựa tinh thần cho người Việt trong cuộc sống mưu sinh ở Lào. Đến nay, Phật giáo Bắc tông đã có tác động, ảnh hưởng đáng kể đến mọi mặt của đời sống văn hóa – xã hội của người Việt ở Lào. Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận án ...

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Nguyễn, Thị Phương Duyên.;  Advisor: Phan Thị Thu Hiền (2017)

  • Thời gian là một phạm trù phổ quát của nhân loại, gắn liền với nhận thức của con người và chi phối đến suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của con người trên mọi phương diện. Cách ứng xử với thời gian của mỗi nền văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với mong muốn cung cấp góc nhìn khoa học về mối quan hệ giữa con người với thời gian, cho thấy ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của thời gian đối với cuộc sống người Việt, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài văn hóa thời gian của người Việt, vấn đề mà cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chủ yếu chỉ phản ánh những khía cạnh có liên quan. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có 3 chương Chương 1: Những vấn đề chung, bao gồm những khái niệm ...

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Nguyễn, Duy Đoài;  Advisor: Phan, Anh (2019)

  • Theo hướng tiếp cận sinh thái học văn hóa, địa văn hóa; vận dụng các lý thuyết văn hóa học và phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu văn bản; dựa trên tư liệu khảo sát thực tế đời sống của cộng đồng cư dân Lý Sơn. Từ đó, nêu lên các dạng thức tín ngưỡng từ gia đình – dòng họ đến cộng đồng đã ảnh hưởng với đời sống cộng đồng trong quá trình hình thành và phát triển. Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh những tương đồng và dị biệt các tín ngưỡng với các vùng khác nhằm làm nổi bật những đặc điểm của văn hóa tín ngưỡng ở Lý Sơn Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với các khái niệm như tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng, các lý thuyết nghiên cứu và giới thiệu về vùng đất con người Lý Sơn. Chương 2. Các dạng thức tín ngưỡng của ...

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Vũ, Đoàn Liên Khê;  Advisor: Nguyễn, Tiến Lực (2021)

  • Thời kỳ Edo (1600-1868), hay còn gọi là “thời kỳ Tokugawa”, là thời kỳ quan trọng của lịch sử Nhật Bản trong việc thống nhất đất nước, hoàn thiện hệ thống phong kiến tập quyền, phát triển hưng thịnh trên nhiều lĩnh vực và làm bàn đạp cho quá trình cách tân về sau. Cũng trong thời gian này, ở bên kia châu lục, các quốc gia Tây Âu đang thực hiện các cuộc viễn chinh, xâm nhập mạnh mẽ vào các nước phong kiến phương Đông trong đó có Nhật Bản. Đối diện với những vị khách “không mời”, phần lớn các quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam, lúng túng với việc “tiếp nhận” hay “không tiếp nhận” văn hóa mới; “đóng cửa” hay “mở cửa” để giao lưu với phương Tây. Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ, cũng phải đối mặt với những vấn đề trên. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và các vị tiền n...

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Lưu, Công Minh;  Advisor: Mai, Mỹ Duyên; Phan, An (2020)

  • Văn hóa ứng xử thể hiện bên ngoài qua các hành vi như giao tiếp trong cộng đồng xã hội và thể hiện bên trong qua các chuẩn mực, giá trị đạo đức, văn hóa. Từ lý thuyết địa văn hoá, lý thuyết chức năng và cái nhìn về giới, luận án tiếp cận văn hoá ứng xử của người phụ nữ Việt ở Tiền Giang trong vùng văn hoá Tây Nam Bộ, qua đó thấy được những đặc điểm, nét riêng tiêu biểu của họ trong mối quan hệ với gia đình và xã hội, đồng thời thấy được vai trò, vị thế của người phụ nữ Tiền Giang trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hoá hiện nay.

  • Luận văn, Luận án (Theses)


  • Authors: Nguyễn, Thị Vân;  Advisor: Trần, Hồng Liên; Lê, Thị Ngọc Điệp (2022)

  • Luận án nghiên cứu văn hóa ứng xử với biển của cư dân ven biển Bình Định trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu…, luận án tập trung vào góc độ tương tác giữa chủ thể văn hóa (người Việt ven biển Bình Định) với môi trường biển, có xem xét đến quá trình tương tác với môi trường xã hội. Từ đó, làm cơ sở để phân tích những yếu tố, tác động của môi trường biển đưa đến việc lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp; đồng thời, nhận diện đặc trưng nổi bật về cách ứng xử của cư dân nơi đây trong mối quan hệ với môi trường biển trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

  • Thesis


  • Authors: Đặng, Văn Vũ.;  Advisor: Trần, Hữu Tá (2011)

  • Luận án nghiên cứu vấn đề Văn hóa và Con người Tây Nguyên được thể hiện trong mảng văn xuôi nghệ thuật từ 1945 đến 2000. Trong đó các giá trị văn hóa và vẻ đẹp con người được phân tích, đánh giá một cách thấu đáo để người đọc hiểu hơn về một mảng văn xuôi có giá trị trong toàn bộ tiến trình văn học Việt Nam. + Những kết quả của luận án: 1. Luận án đã làm nổi bật vẻ đẹp cũng như sự phong phú của các giá trị văn hóa Tây Nguyên được thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi. 2. Luận án cũng đã phân tích những yếu tố tiêu cực của các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Nguyên. 3. Luận án nêu lên thực trạng biến đổi văn hóa ở Tây Nguyên theo hướng tích cực lẫn tiêu cực 4. Luận án cũng đã làm hiện lên hình ảnh người Tây Nguyên với những phẩm chất tốt đẹp của h...

  • Thesis


  • Authors: Phạm, Ngọc Lan.;  Advisor: Trần, Hữu Tá (2015)

  • Luận án tập trung nghiên cứu siêu hư cấu như một đặc trưng hình thức trong nhiều văn bản tự sự và một khuynh hướng lớn trong văn học hậu hiện đại. Chương đầu tiên tóm lược cơ sở lý thuyết và những đặc trưng chính yếu của siêu hư cấu và mối quan hệ của nó với chủ nghĩa hậu hiện đại (vị thế bản thể luận của văn bản và mối quan hệ lưỡng phân giữa hư cấu và thực tại). Hai chương sau nghiên cứu sâu một số tác phẩm siêu hư cấu điển hình trong văn học Việt Nam thời đầu Đổi mới (bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh và Nguyễn Việt Hà), phân tích những thủ pháp tự sự siêu hư cấu (đặc biệt là siêu hư cấu biên sử) trong quan hệ với những điều kiện đặc thù hậu hiện đại, những điều kiện và cảm thức hình thành như một hiện tượng văn hoá nội sinh của thời đại.