Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phan, Ngọc Hòa | - |
dc.contributor.advisor | Trần, Bích Lam | - |
dc.contributor.author | Nguyễn, Thị Ái Vân | - |
dc.date.accessioned | 2021-03-23T07:26:27Z | - |
dc.date.available | 2021-03-23T07:26:27Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.other | 62.54.01.01 | - |
dc.identifier.uri | http://ir.vnulib.edu.vn/handle/VNUHCM/6806 | - |
dc.description | 115 tr. | vi |
dc.description.abstract | Việt Nam có sản lượng dầu thực vật thấp, nhập khẩu nhiều, nhưng một số nguồn dầu trong nước chưa được khai thác chế biến tốt, nhiều nơi vẫn còn bán nguyên liệu thô, trong khi từ các nguyên liệu này có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Dầu dừa là một nguồn dầu béo chính của Việt Nam. Dầu dừa có thành phần acid béo mạch cacbon từ C6 đến C18, chủ yếu là các acid béo bão hòa, có đặc điểm là hàm lượng lớn các acid béo no mạch trung bình, khó bị oxi hóa. Ở một số nước Đông Nam Á như Philippines, Indonesia và Thái Lan, từ dầu dừa đã sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị, dùng trong dược phẩm và mỹ phẩm. Theo một số công bố thì dầu dừa VCO có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu (Harini, 2009). Những nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng, các triglyceride của acid béo mạch trung bình dễ dàng được hấp thu và giải phóng thành năng lượng, làm tăng cảm giác no sớm, nên giảm ăn, do đó giúp giảm được trọng lượng (St – Onge và cộng sự, 2002). Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ở trạng thái tự do, các acid béo mạch trung bình trong dầu dừa thể hiện được khả năng kháng khuẩn và kháng nấm (Shilling và cộng sự, 2013; Beena Shino và cộng sự, 2016). Đặc biệt là công dụng của acid lauric – một acid béo mạch trung bình điển hình trong dầu dừa, đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và chế biến thực phẩm nhờ hoạt tính sinh học cao, như khả năng kháng vi khuẩn, kháng nấm mốc và kháng virút (Kim và cộng sự, 2016; Sun và cộng sự, 2003; F.M. Dayrit, 2014). Tùy thuộc vào điều kiện thủy phân dầu dừa, có thể thu được các sản phẩm thuỷ phân có tính chất khác nhau, vì thế có giá trị sinh học khác nhau. Trên cơ sở đó, luận án này sẽ nghiên cứu qui luật thủy phân dầu dừa VCO bằng một số loại enzyme lipase để thu được các chất có hoạt tính sinh học” Luận án gồm có 4 chương. Mở đầu. Chương 1 Tổng quan. Chương 2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 Kết quả và biện luận. Chương 4 Kết luận và kiến nghị. | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | Trường Đại học Bách khoa | vi |
dc.subject | Food industry and trade. | vi |
dc.subject | Công nghiệp và thương mại thực phẩm. | vi |
dc.title | Nghiên cứu thủy phân Triglyceride trong dầu dừa để thu nhận các phân đoạn acid béo tự do có hoạt tình sinh học | vi |
dc.type | Luận văn, Luận án (Theses) | vi |
dc.description.degree | Luận án Tiến sĩ Công nghệ thực phẩm | - |
Appears in Collections | CL – VNUHCM |