Yến Sơn – Những hòn đá của các học giả Trung quốc thời kỳ đầu
Abstract
Cuộc bán đấu giá mùa thu tại Bắc Kinh năm 2002, mang đến một tác phẩm thơ chữ nho của học giả thời Tống là Mễ Phúc (1051-1107) với 39 chữ kèm theo một bức tranh vẽ tảng đá Yến Sơn với giá trị lên tới 3,5 triệu đôla. Nó làm phấn khích toàn bộ giới hâm mộ nghệ thuật Châu Á. Bản chữ nho này ca ngợi vẻ đẹp của Yến Sơn, một tảng đá mực có hình quả núi. Bỗng nhiên, từ đây nổi lên sự hâm mộ và tranh cãi quanh chuyện đá Yến Sơn có tự bao giờ. Trong cuốn sách của tôi có tên Những hòn đá của các học giả trong thời kỳ cổ đại Trung Hoa, Catalogue đá Suyuan (của tác giả Tô Nguyên Hồ, được xuât bản của nhà XB Weatherhill, Bắc Mỹ và Hãng Thông Tấn Hoa Lan, Bangkok, Thailand năm 2002). Tỗi đã đề cập rằng trong lịch sử xưa của Trung Hoa, đá Yến Sơn là loại đá lâu đời nhất và điển hình nhất cho các loại đá của những học giả. Gốc gác Yến Sơn là những hòn đá có hình núi non với những lòng chảo lồi lõm. Những hòn đá này được đặt trên bàn của các học giả thời xưa, chúng được dùng để ngắm nhiều hơn là phục vụ mục đích thực dụng như mài mực. Trong suốt thời kỳ nhà Tống ( 960 – 1279), đá Yến Sơn có những đặc tính hình thể của loại đá mực. Những loại đá sau này mang dáng dấp của núi non hoặc phong cảnh đều được gọi là Yến Sơn, đối với cả những loại thiếu hình dáng đá mực. Giới trí thức Trung Hoa chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Đạo Nho tôn thờ thiên nhiên, tập trung nhiều vào tính tâm linh và sự đối thoại với phong cảnh. Họ nhìn đá Yến Sơn như thiên nhiên được thu nhỏ. Yến Sơn giúp cho các học giả thả lỏng tâm trí du đãng qua các ngọn núi trong khi ngồi trước bàn làm việc của mình. Một bài thơ của nhà thơ Triệu Mộng Phúc thời Nguyên (1254 – 1322) đã được ghi lại nói về tảng đá Yến Sơn có tên “ Một ngọn núi nhỏ”.