Thực hành nghiên cứu giao thoa trong nghiên cứu xã hội học: Một phân tích phê bình về những yếu tố bao hàm, tương tác và các thể chế trong nghiên cứu về những bất bình đẳng = Practicing intersectionality in sociological research: A critical analysis of inclusions, interactions in the study of inequalities.
Abstract
Trong bài viết này chúng tôi đặt ra câu hỏi việc các nhà xã hội học thực hiện nghiên cứu giao thoa như một phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu phương pháp luận về sự bất bình đẳng có ý nghĩa gì? Chúng tôi phân biệt ba cách hiểu về nghiên cứu giao thoa trong thực tế: lấy nhóm làm trung tâm, lấy quá trình làm trung tâm và lấy hệ thống làm trung tâm. Phong cách thứ nhất nhấn mạnh việc lấy các nhóm bị cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội và những triển vọng của họ làm trung tâm. Phong cách thứ hai, coi sự giao thoa là một quá trình, nhấn mạnh quyền lực có tính chất quan hệ, coi sự tương tác giữa các biến số là những áp lực tăng lên gấp bội ở các điểm khác nhau của nghiên cứu giao thoa, và tập trung chú ý vào những nhóm không được chú ý. Cuối cùng, coi nghiên cứu giao thoa là sự hình thành toàn bộ hệ thống xã hội đẩy phân tích ra xa khỏi những sự bất bình đẳng cụ thể liên quan với các thể chế duy nhất, thay vì tìm kiếm những quá trình hoàn toàn mang tính tương tác, cùng mang tính quyết định và phức tạp. Sử dụng các ví dụ khác nhau từ nhiều nghiên cứu định lượng được đánh giá cao gần đây, chúng tôi tập trung vào các khía cạnh phức tạp, theo ngữ cảnh và mang tính so sánh của phân tích xã hội học có thể bị bỏ qua ngay cả khi chủng tộc, tầng lớp và giới tính được nhóm lại rõ ràng.