Browsing by Author Trương, Văn Chung
Showing results [1 - 9] / 9
Luận án bắt đầu bằng việc giải quyết cơ bản từ khóa “dung hợp” cũng như quan niệm “dung hợp Tam giáo” làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện nội dung nghiên cứu. Với việc chỉ ra, phân tích những điều kiện hình thành và tiền đề lý luận, luận án như tái hiện những nguyên nhân cho sự xuất hiện những hình thức dung hợp Tam giáo ở Việt Nam. Nội dung những hình thức dung hợp Tam giáo trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam đã được tác giả chỉ ra và làm rõ qua việc luận giải 1) Hình thức dung hợp Tam giáo hòa đồng, trong đó Nho, Phật, Đạo cạnh tranh, hòa hợp, đồng hành thời kỳ Bắc thuộc; 2) Hình thức dung hợp Tam giáo đồng nguyên, lấy Phật giáo làm trung tâm, thời Lý Trần; 3) ... |
Nho giáo là học thuyết triết học, chính trị, đạo đức của Trung Quốc được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn lớn, từ Nho thời Tiên Tần đến Nho Lưỡng Hán và Nho thời Tống - Minh - Thanh. Được truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, tuy ban đầu vấp phải sự phản kháng của người Việt nhưng về sau Nho giáo đã dần được các triều đại Việt Nam chủ động tiếp nhận, sử dụng làm công cụ trị nước trong suốt nhiều thế kỷ cho đến khi chế độ phong kiến lụi tàn. Căn cứ vào lý thuyết tiếp biến văn hóa và chuyển đổi tư tưởng, luận án chia quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam thành ba giai đoạn lớn. Giai đoạn đầu Nho giáo được truyền bá vào VN tương ứng với thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử dâ... |
Tiền Giang là vùng đất có môi trường tự nhiên và xã hội rất phong phú, đa dạng, vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn với cuộc sống con người. Trong khoảng 300 năm trở lại đây, người dân ở Tiền Giang đã từng bước chinh phục và cải biến môi trường ấy thành một vùng đất trù phú, phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người đồng thời tạo ra nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cũng như việc hình thành tín ngưỡng dân gian với những nét đặc thù nơi đây, cụ thể: tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Tiền Giang mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng miền Trung; có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Hoa, Chăm, Khmer và chịu ảnh hưởng của tính cách văn hóa ... |
Một là, những vấn đề lý thuyết, học thuật về tôn giáo mới như: khái niệm, lý thuyết nghiên cứu, tình hình, kết quả nghiên cứu tôn giáo mới của các học giả Âu – Mỹ và các học giả châu Á, mối quan hệ giữa tôn giáo mới với xã hội và các thể chế chính sách, luật pháp đối với tôn giáo mới ở một số các quốc gia.
Hai là, một số các tôn giáo mới ở châu Âu, Mỹ, châu Phi, Nhật Bản và Trung Quốc.
Ba là, các hình thức tôn giáo mới ở Việt Nam. |
Khủng hoảng ở Nam Bộ Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là môi trường làm nảy sinh các hình thức tôn giáo mới nội sinh. Các tôn giáo mới nội sinh điển hình xuất hiện trong thời kỳ này như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài Đại Đạo… đã thực hiện chức năng “đền bù hư ảo”, làm “giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau khổ, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc sống. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành vùng kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển bền vững ở Nam Bộ, ảnh hưởng của các tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ là rất đáng quan tâm. Trên phương diện triết học tôn giá... |
Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ của luận án, tác giả đã trình bày, phân tích và luận giải những điều kiện lịch sử, xã hội và những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. Luận án đã khái quát các giai đoạn hình thành, phát triển của tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. Với thời kỳ thứ nhất: Từ năm 1911 trở về trước là thời kỳ hình thành thế giới quan chính trị của Phan Châu Trinh; Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1911 trở đi là thời kỳ củng cố và hoàn thiện thế giới quan chính trị của Phan Châu Trinh. Luận án cũng đã trình bày, phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh. Đó là tư tưởng về thể chế nhà nước và quản lý nhà nước; Tư tưởn... |
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) là một trong những nhà tư tưởng, nhà y học, nhà văn, nhà thơ…tiêu biểu của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Trong cuộc đời hoạt động y học, ông đem hết tâm lực để chữa bệnh cho con người. Hải Thượng Lãn Ông một con người lười biếng dấn thân vào chốn quan trường, nhưng lại là một danh y lỗi lạc đã để lại cho đời tác phẩm Hải thượng y tông tâm lĩnh, là tác phẩm bách khoa toàn thư về y học của Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về y lý, y thuật, y đức mang lại giá trị và bài học lịch sử to lớn trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu, nhiệm vụ lịch sử xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVIII, trên cơ sở kết hợp tư tưởng văn hóa ph... |